vuongnha-y

Tuesday, July 31, 2007

luat di tru bi khai tu

Tin mừng cho người Việt ở Mỹ không còn lo việc bảo trợ thân nhân còn kẹt ở Việt Nam bị giới hạn vì dự luật về di trú mới đã không được đa số Nghị sĩ ở Thượng viện đồng ý.

Mặt khác, ngày 28 tháng 6 là một ngày buồn thảm cho Tổng thống Bush vì dự luật di trú S.1348 mà Tổng thống đặt hết tâm tư vào đã bị thảm bại tại Thượng Viện với số phiếu 46-53, thiếu 14 phiếu cần thiết để chấm dứt bàn cãi cho Thượng viện biểu quyết dự luật này.

Lý do chính khiến dự luật thất bại vì có quá nhiều điều khoản làm vừa lòng tập thể này nhưng lại không làm vừa lòng tập thể khác, như:

- Việc hợp thức hóa cho 12 triệu dân lậu bị đa số dân Mỹ chống đối vì họ cho rằng chính phủ lại đi vào vết xe đổ của luật ân xá năm 1986. Khi ân xá cho ba triệu người năm 1986 thì chính quyền cam đoan sẽ có biện pháp ngăn chặn làn sóng di dân lậu tràn vào biên giới Mễ Tây Cơ và áp dụng biện pháp kiểm soát giới chủ nhân thuê mướn di dân lậu. Kếât quả là 20 năm sau đó đã có trên 12 triệu di dân lén lút vượt biên giới sống bất hợp pháp ở Mỹ. Mặc dầu Tổng thống Bush hứa tăng thêm 4,4 tỷ Mỹ kim để thiết lập tường thành dọc theo biên giới với Mễ Tây Cơ nhưng dân chúng đã không tin tưởng chính quyền giữ lời hứa, không tin ở sự hữu hiệu của hàng rào biên giới; không tin tưởng khả năng kiểm soát người di dân bấât hợp pháp đi làm chui.

- Chương trình cho 200 ngàn “ Công Nhân Khách Tạm Thời” vào Mỹ mỗi năm bị các công đoàn và giới lao độâng phản đối vì e ngại số người này sẽ hạ thấp lương bổng và làm mất công ăn việc làm của giới thợ thuyền. Hiện nay Hoa Kỳ đã có các visa H1 và H2 để đem 140 ngàn công nhân từ nước ngoài vào Mỹ mỗi năm tại sao lại phải đẻ thêm một chương trình mới.

- Điều cắt giảm di dân đoàøn tụ gia đình (được đa số TNS Cộng Hòa ủng hộ) bị các tổ chức thiện nguyện, tổ chức của Thiên Chúa Giáo và một số TNS Dân Chủ phản đối vì nó đã bỏ đi nội dung nhân đạo của luật di trú bằng cách ngăn chặn gia đình đoàn tụ. Thay vào đó là một điều khoản di dân mới đem di dân vào Mỹ theo thang điểm; gọi là “Merit System” đặt khả năng chuyên môn, học lực và trình độ Anh ngữ (90%) trên liên hệ gia đình (10%) khiến dự luật mang tính cách vụ lợi một cách trắng trợn.

Dự luật S.1348 được sự ủng hộ và “lobby” ráo riếât bởi cộng đồng người Mễ và giới chủ nhân trục lợi trên nhân công rẻ mạt như các chủ nông trại, kỹ nghệ khách sạn, du lịch, kỹ nghệ sản xuất thực phẩm. Nhưng cuối cùng đã bị đánh bại bởi số đông thầm lặng Mỹ. Thống kê cho biết số người Mỹ ủng hộ dự luật này chỉ có 29% trong khi 47% chống. Các văn phòng thượng nghị sĩ và dân biểu bị tê liệt bởi diện thoại, e-mail, thư kêu gọi giới lập pháp chống dự luật cải tổ di trú của thượng viện.

Mặc dầu các “kiến trúc sư” của dự luật S.1348 tuyên bố “thua keo này sẽ bày keo khác” nhưng không ai nghĩ rằng dự luậït cải tổ Di Trú sẽ đưa trở lại quốc Hội trước khi mùa bầu cử 2008 chấm dứt; có nghĩa là sớm nhất cũng phải đến năm 2009.

Ai cũng hiểu rằng hệ thống di trú của Hoa Kỳ hầu như bấât khiển dụng và cần phải được cải tổ toàn diện. Ai cũng biết rằng Hoa Kỳ không thể đuổi 12 triệu di dân lậu ra khỏi lãnh thổ mình vì tìm đâu ra nguồn tài lực và nhân lực vĩ đại cần thiết. Hoa Kỳ bị đặt trước một tình thếâ tiến thoái lưỡng nan: Bắt không được mà tha làm phúc cũng không xong. Không một nhà lập pháp nào có sáng kiến giải quyết được bài toán này một cách vẹn toàn. Nên nhiều nhà lập pháp cho rằng thà không chữa bệnh còn hơn chữa con lợn khập khiễng thành con lợn què. TT Bush và những người ủng hộ dự luật S.1348 chỉ trích phe chống đối là giữ nguyên trạng (Status quo) cũng là một cách ân xá giống như con đà điểu rúc đầu trong cát để khỏi sợ con sư tử.

Nói chung dân Mỹ sẽ chấp nhận ân xá cho 12 triệu di dân lậu nếu chính phủ Mỹ bảo đảm được sau lần ân xá này sẽ không còn nạn di dân lậu nữa. Nghĩa là chỉ khi nào Hoa Kỳ đã thiết lập được một hệ thống bảo vệ biên giối một cách hiệu quả và một hệ thốáng kiểm soát các chủ nhân mướn công nhân bấât hợp pháp một cách đúng đắn thì lúc đó việc ân xá cho di dân ở lậu mới không bị dân chúng chống đối nữa.

Chúng ta, người Mỹ gốc Á Châu nói chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng đã thắng keo này. Nhưng về đường dài thì đám mây u ám đe dọa đoàn tụ gia đình vẫn còn ở cuối chân trời. Việc cắt giảm bảo lãnh đoàn tụ gia đình lại có thể được đem trở lại khi dự luật cải tổ di trú được đem ra bàn cãi tại quốc hội. Người Mỹ gốc Á châu nói chung và người Việt Nam nói riêng phải có tiếng nói mạnh mẽ để bỏ vệ quyền lợi chính đáng của mình. Sức mạnh của công dân là lá phiếu. Xin nhớ đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới


Thông báo về chiếu khán di dân của tháng Bẩy năm 2007.


Dưới đây là thông báo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (National Visa Center) về ngày đáo hạn visa (cut-off date) của các đơn xin định cư tại Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình (family based immigrant) của tháng 6 năm 2007:

F1 (Con độc thân trên 21 tuổi của người có quốc tịch): 1 tháng 6 năm 2001.
F2A (Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân): 22 tháng 4 năm 2002.
F2B (Con độc thân từ 21 tuổi trở lên của thường trú nhân): 1 tháng 12 năm 1997.
F3 (Con đã có gia đình của người có quốc tịch): 15 tháng 5 năm 1999.
F4 (Anh Chị Em của người có quốc tịch): 8 tháng 6 năm 1996.
Như vậy so với tháng 5/07 thì:

Diện F1, lên được 15 ngày.
Diện F2A, lên được 14 ngày .
Diện F2B lên được 2 tháng,
Diện F3 lên được 1 tháng 15 ngày.
Diện F4 lên được 7 ngày.

0 Comments:

Post a Comment

<< Home